Hội thảo " Nghiên cứu Kinh tế chính trị học ở Việt Nam: hiện trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay"

  ng ngày 22/12/2017, lúc 8g00 tại phòng A114 Trường Đại học Kinh tế - Luật đã diễn ra Hội thảo Khoa học với chủ đề : Nghiên cứu kinh tế chính trị học ở Việt Nam: Hiện trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay

Toàn cảnh Hội thảo

 Hội thảo có sự tham dự của:
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng- Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế- Luật

PGS.TS Nguyễn Văn Luân- Nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế- Luật

GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền- Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM

PGS.TS Nguyễn Chí Hải- Trưởng Khoa Kinh tế , Trường Đại học Kinh tế - Luật

TS. Lê Hùng - Nguyên trưởng Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

TS. Nguyễn Văn Điển - Phó trưởng Khoa Kinh tế chính trị - Học viện chính trị khu vực 2

cùng sự tham dự của giảng viên các trường đại học: Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngân hàng, Học viện chính trị Khu vực 2, Đại học Sài Gòn, Trung tâm lý luận chính trị và nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế chính trị, Kinh tế học trường Đại học Kinh tế - Luật.   

 

  Chủ tọa đoàn Hội thảo

 Hội thảo đã nghe 5 bài tham luận và 20 lượt ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh với các nội dung phong phú, liên quan đến chủ đề hội thảo.

GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền  trình bày tham luận “Thử bàn về việc cần thiết xây dựng nền tảng lý luận kinh tế- chính trị học tại Việt Nam” 

  

TS. Nguyễn Văn Điển - Phó trưởng Khoa Kinh tế chính trị Học viện chính trị khu vực II phát biểu tại Hội thảo 

 

TS. Lê Hùng – Trường Đại học Ngân hàng phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay, tổng hết hội thảo các nhà khoa học cho rằng:

   -     Cần khẳng định vị trí và những đóng góp to lớn của Khoa học Kinh tế chính trị đối với lý luận kinh tế của Đảng và những thành tựu của công cuộc đổi mới, hội nhập của Việt Nam trong hơn 30 năm qua.
   -      Nghiên cứu Kinh tế chính trị ở Việt Nam hiện nay cũng đang đứng trước những thách thức, bất cập mà thực tiễn đang đặt ra, đòi hỏi cần có sự đột phá và đẩy mạnh trong nghiên cứu gắn Kinh tế chính trị với Kinh tế học và các ngành khoa học khác.
    -        Đã đến lúc chín muồi để nghiên cứu Kinh tế chính trị học Việt Nam với tư cách là một bộ môn khoa học và phối hợp các đơn vị liên quan để xây dựng giáo trình Kinh tế chính trị học Việt Nam.

Hội thảo kết thúc lúc 12g00 cùng ngày