Lịch sử phát triển

Khoa Kinh tế, tiền thân là Bộ môn Kinh tế học trực thuộc Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 06 tháng 11 năm 2000. Ngày 01 tháng 07 năm 2010, sau mười năm nỗ lực phấn đấu và không ngừng phát triển, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật đã chính thức được thành lập.


Khoa Kinh tế là cơ sở đào tạo các cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo tiêu chí chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực hội tụ cả đức và tài phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

 

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của khoa Kinh tế là:


-  Đào tạo cử nhân trình độ đại học chuyên ngành Kinh tế học, Kinh tế & Quản lý công; đào tạo sau đại học chuyên ngành Kinh tế học, Kinh tế & Quản lý công, Kinh tế Chính trị, có trình độ tiên tiến và đạt chuẩn khu vực và quốc tế.


-  Nghiên cứu khoa học và hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện các dự án nghiên cứu, trao đổi chương trình giảng dạy trong lĩnh vực Kinh tế học, Kinh tế & Quản lý công, Kinh tế Chính trị.

 

Sứ mạng của Khoa Kinh tế, là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao ở bậc đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kinh tế học và Kinh tế & Quản lý công, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập quốc tế.


Tầm nhìn
của Khoa Kinh tế, là đến năm 2025 trở thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học đạt chuẩn quốc tế; nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện chính sách kinh tế có uy tín trong nước và quốc tế trong lĩnh vực Kinh tế học, Kinh tế & Quản lý công.


Đội ngũ cán bộ
của Khoa Kinh tế hiện nay gồm 24 người bao gồm 8 Tiến sĩ (5 Phó Giáo sư), 15 Thạc sĩ (14 Nghiên cứu sinh) và 1 ThS là thư ký. Tham gia giảng dạy tại Khoa còn có đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường Đại học Kinh tế - Luật, các Trường thành viên Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và các giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường đại học trong và ngoài nước.


Thành tựu đạt được trong hoạt động giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học:


Giáo dục đào tạo
: Qua 17 năm hình thành và phát triển, Khoa Kinh tế đã cung cấp cho xã hội khoảng 2,200 cử nhân kinh tế, 500 thạc sĩ và 35 tiến sĩ kinh tế. Hiện nay, 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định, các tiến sỹ, thạc sỹ được đào tạo tại Khoa phần lớn giữ các trọng trách trong các cơ quan giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan công quyền và các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chương trình Kinh tế học đã kiểm định chính thức theo chuẩn AUN- QA năm 2016.

Bảng 0.1: Chương trình đào tạo khoa Kinh tế

STT

Chương trình

Trình độ

Năm

1

Kinh tế học

Cử nhân

Từ 2001

2

Kinh tế học

Cử nhân tài năng

Từ 2006

3

Kinh tế học

Thạc sĩ

Từ 2001

4

Kinh tế học

Tiến sĩ

Từ 2001

5

Kinh tế và Quản lý công

Cử nhân

Từ 2001

6

Kinh tế và Quản lý công

Cử nhân chất lượng cao

Từ 2016

7

Kinh tế và Quản lý công

Thạc sĩ

Từ 2013

8

Kinh tế chính trị

Thạc sĩ

Từ  2001

9

Kinh tế chính trị

Tiến sĩ

Từ 2001


Nghiên cứu khoa học
: Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của giảng viên Khoa Kinh tế làm chủ nhiệm hoặc tham gia và đã nghiệm thu được đánh giá Khá trở lên là 65 đề tài (cấp Bộ, cấp Cơ sở, cấp Tỉnh). Khoa đã huy động 100% cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học. Hàng năm, các giảng viên của Khoa có khoảng 20 bài báo trên các tập san Khoa học uy tín trong và ngoài nước. Nhiều sách và giáo trình do giảng viên của Khoa biên soạn đã được xuất bản, trong đó một số giáo trình đã được tái bản nhiều lần phục vụ công tác giảng dạy và học tập.


Khoa đã tổ chức các hội thảo khoa học, tiêu biểu như:

    Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

    Các giải pháp khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam;

    Những luận cứ khoa học và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;

    Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam;

    Tư duy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế;

    Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – Nhu cầu cấp bách;

    Thể chế và vai trò của thể chế trong sự phát triển kinh tế tại Việt Nam.

  • Định vị kinh tế Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN

 

 

Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận:

 

1.    Huân chương Lao động hạng 3 cho Tập thể Khoa Kinh tế

2.    Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2006-2007 (Quyết định số1578/QĐ/TTg ngày 20/11/2007);

3.    Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2004-2005 (Quyết định số 902/QĐ/BGD ĐT  ngày 27/02/06), năm 2007-2008 (Quyết định số 2135/QĐ-BGDĐT ngày 02/3/2009);

4.    Tập thể lao động xuất sắc cấp Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh năm học 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 2010-2011, 2011-2012.

5.  Có 3 giảng viên của khoa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà Giáo ưu tú, 06 giảng viên được nhận Huân chương lao động hạng 3 và 01 giảng viên nhận Huân chương lao động hạng 2 của Chủ tịch nước.